Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1092: Phân gia là cụ Lý Thường Kiệt ý đồ





Chính Hoà Thành những ngày tháng 10. Thời tiết đã trở nên khắc nghiệt , những cơm bão có thể ập đến bất kỳ lúc nào trên dải đất này.

Nếu không bão thì những cơn mưa phùn và gió mạnh cũng khiến nơi đây chịu đủ dày vò. Khí hậu ở Bố chính nói chung hay dải đất miền Trung ( sau này) nói riêng quả thật rất khắc nghiệt.

Trong màn đêm một đám kỵ mã dưới làn mưa phùn lao nhanh về phía cổng thành.

Thành Chính Hoà đã được xây mới vòng ngoài quả thực rất hùng tráng và bề thế, không thua kém bất kể thành trì nào trên đất Đại Việt trừ Thăng Long.

Nhưng nói về vững chắc thì Thăng Long thành chưa hẳn ăn thua so với Chính Hoà.

Toà thành này dưới xây dựng bởi công sức của 15 ngàn ngân công của Nghệ An, Bố Chính trong 7 tháng. Một công trình mang tính tầm cỡ và không ai có thể tưởng tượng nổi nó có thể hoàn thành nhanh tới vậy.

Đơn giản vì công việc xây thành trì này không phải là công việc phu phen làm không công cho triều đình hay thế gia. Thành trì được xây dựng với bản chất là thuê mướn với giá cao và khoán công việc. Tức là càng làm nhanh, đạt đủ chất lượng thì càng nhanh hoàn thành nhận lương về nhà cày cấy.

Cho nên với mức lương cao ngất được trả đủ thì 15 ngàn người đã điên cuồng lao động quên mình.

Thêm vào đó việc xây dựng thành trì luôn có máy móc rất lạ hỗ trợ hiệu quả, công cụ hỗ trợ lao động thì toàn là sắt thép tốt nhất, cho nên tốc độ xây dựng thần tốc là điều dễ hiểu.

Làm sao so sánh được với nhân công xây dựng ở Chính Hoà khi mà cuốc xẻng muốn sẽ được cung cấp, toàn là công cụ thép tốt. Cưa đục bào đều là vậy.

Để trang bị đủ chi 15 ngàn lao động dụng cụ bằng thép tương đương trang bị cả một đội sương binh 15 ngàn theo tiêu chuẩn Đại Việt. Thử hỏi thế lực nào làm nổi.

Năng suất lao động thời này kém một phần lớn vì nguyên nhân công cụ chất lượng tồi và số lượng hạn chế. Thận chí chính phủ Thăng Long có điều động dân phu thì bắt họ mang theo công cụ chứ triều đình lo được bao nhiêu.

Không có công cụ chuyên dụng thì xây cái nỗi gì mà nhanh cho được.

Ngô Huy Tuấn viết tiểu thuyết có đề cập đến việc Bố Chính xây dựng rất nhanh, nhưng hắn không hiểu vì sao lại nhanh cho nên bịa bừa tăng số lượng lao động lên. Thực tế số lượng lao động chẳng bằng ½ so với trong tiểu thuyết.

Việc xây dựng có thể nhanh ngoài máy móc , cần cẩu, dòng dọc, xe rùa vận chuyển vật liệu hỗ trợ, thì còn nhiều các yếu tố khác khiến năng xuất lao động tăng mạnh.

Không gì khác đó chính là đội ngũ quản lý có chuyên môn và một sự phân bổ , bố trí lao động một cách hợp lý khoa học.

Mười lăm ngàn có bao nhiêu người đào đất đúc gạch, bao nhiêu người đốn củi trên thượng nguồn sông Nhật Lệ? Bao nhiêu người khai thác đá đốt vôi. Bao nhiêu người xay gạch vụn trộn voii làm xi măng Pozzolan? Bao nhiêu người tham gia xây dựng tường thành?

Để có được một nhóm quản lý chất lượng thì Ngô Khảo Ký phải cầu cứu Ngô gia. Cụ Lý Thường Kiệt không nói nhiều , dựa vào quyền lực của bản thân đẩy cho Ngô Khảo Ký 77 công tượng có kinh nghiệm quản lý và xây dựng thành Thăng Long.

Ngô Khảo Ký không đòi hỏi quan chủ quản xây dựng Thăng Long, mấy ông hủ nho ấy ngoài chỉ tay năm ngón giảng đạo đức thì biết cái quái gì.

77 người từ Thăng Long đến mang theo gia đình vợ con, bọn họ là công tượng tầng lớp kém nhất trong xã hội, không có ruộng đất , chẳng có nhiều tương lai.

Sĩ Nông Công Thương. Nghe thì công tượng có vẻ hơn thương nhân, nhưng thực tế là họ đã không có địa vị như Sĩ- Nông lại chẳng có tiền như thương Nhân. Không bao giờ có công tượng nào mò quá chức quan bát phẩm trong thời đại này. Đơn giản họ chỉ lả một nhóm người lao động bị bóc lột mà thôi. Nhưng chính bọn họ mới là những người chứa đựng tinh hoa về công nghệ của thời đại, chính bọn họ nới sáng tạo ra công nghệ để giúp thế giới này phát triển.

Mấy ông nho gia ngồi trong nhà biên soạn công nghệ với tính ước lượng cùng văn vở… dựa theo tài liệu trừu tượng của các ông này mà chế tạo sản xuất có mà toi mạng hết.

Công Tượng đặt chân tới Bố Chính là đặt chân đến miền đất hứa, vì ở đây họ được thăng quan tiến chức vù vù. Được tôn trọng cũng như trọng vọng.

À thì không thể là quan chính thức của triều đình. Nhưng phủ công chúa có thể phong nội quan phát bổng lộc mà. Đám công tượng hàng loạt trở thành nội quan phủ công chúa phò mã. Dù bé bé nhưng thật sự rất an ủi tâm linh.

Các công tượng được chỉ đạo dưới quyền của Ảnh, Ảnh IQ cũng vô cực như Lý Từ Huy thôi, có điều nàng lười nghiên cứu khoa học, chỉ thích làm chính trị cùng quản lý. Vậy thì túm nàng ra, bổ não về cách tổ chức quản lý sản xuất dây truyền. Sau đó thiết kế lại Chính hoà theo kiểu Vauban Á Đông rồi cho nang tự xoay trở cùng đám công tượng và 15 ngàn nhân công xây dựng.

Thật không phụ lòng người , khả năng quản lý của Ảnh thần tốc tiến bộ và hoàn thiện trong quá trình xây thành.

Từ một đám nhốn nháo nhân công Ảnh chỉ huy đám công tượng phân họ ra theo kỹ năng của từng người, chuyên môn hoá hoạt động. Ví như gạch đã trở thành xưởng nung gạch lò rồng ( Ngô Khảo Ký thiết kế ) chuyên nghiệp, thậm chí 4 ngàn người nung gạch đã thành chuyên gia sau này sẽ có không ít ở lại Bố Chính kiếm cơm bằng cái nghề này sau khi xây xong thành.

Tương tự như vậy, mỗi khâu xây thành đã trở thành một ngành công nghiệp phụ trợ như nổ núi đá vôi nung vôi.

Rồi xưởng xay gạch trộn pozzolan.

Thậm chí việc xây thành mấy tháng một cách chuyên nghiệp đã tạo nên một đội thợ xây tay nghề cực cao.

Sau khi xây thành xong thì 13 ngàng dân phu Nghệ An bị Ngô Khảo Ký câu ở lại Bố Chính đến 8 ngàn.

Vì sao câu được?

Vì phát đất chứ sao nữa.

Vì sao có nhiều nhân công ở Nghệ An đến đây lao động?

Bởi vì làm quái gì đủ đất canh tác. Chế độ đất công hương xã là như vậy. Đất đó thuộc về vua trên danh nghĩa, thế gia địa phương quản và thu thế nộp về cho vua. Tất nhiên vì vận chuyển xa cho nên phải có < khấu hao> . Khấu hao này tuỳ vào thế gia bị triều đình họ Lý khống chế mạnh yếu mà nhiều ít.

Ví dụ như Lê gia ở Thanh Hoá khi nộp thuế về triều đình trên đường vận chuyển khấu hao 3 thành.

Còn Dương gia vừa bị đập bẹp ở Nghệ An , cho nên thuế về triều đình khấu hao lạ có một thành mặc dù xa hơn cả Thanh Hoá.

Quảng Nguyên Lưu Kỷ nghe chiếu không nghe tuyên, thuần phục trên danh nghĩa cho nên khấu hao nạp thế về theo lệnh vua đến 9 thành.

Lại nói về đất công hương xã là luân điền. Tức là năm này phân đất cho nhà này thì nhà kia nghỉ không có đất cày… nếu đi lính cho vua thì được đảm bảo người nhà luôn có đất cày cấy….

Đáng vào nhược điểm này của triều đình thì Ngô Khảo Ký làm bừa phân đất ruộng hoang cho dân.

Tất nhiên là đất này sở hữu Ngô Khảo Ký, hắn thâu tóm toàn bộ ruộng hoang nơi này và tư hữu cá nhân, còn ruộng mà triều đình thống kê trong sổ sách là đất công xã hắn không thèm đụng.

Cách thâu tóm này thế gia nào chả làm. Có điều Ký lợi hơn vì nơi này quá nhiều ruộng hoang, dân cư thưa thớt.

Cho nên Ký học theo cách làm của chư hầu quân phiệt, há miệng to nuốt hết ruộng hoang hợp thức hoá giấy tờ tự kê tự đóng dấu.

Sau đó phân cho dân là phân “quyền sử dụng đất”, một thứ rất mới mẻ.

Tức là đất này vẫn tư hữu của Ký, phân cho dân với cam kết sẽ không tịch thu nếu dân không phạm luật của hắn. Thuế thu thì 1/10 ít hơn nhiều so với triều đình thi ruộng công. Trong 2 năm đầu miễn thuế , cung cấp nông cụ để dân tái canh tác.

Vậy là Ngô Khảo Ký chiếm được gần bảy ngang tay thợ đã có kinh nghiệm 7 tháng lao động, tin tưởng bọn này sau khi đến Bố Chính chỉ làm ở xưởng còn chuyện cày cấy ở nhà hẳn là để vợ con cha mẹ già làm đồng thôi. Bởi đi làm công nhân ra tiền ra gạo nhiều hơn làm ruộng. Nhưng tư tưởng tầng lớp Sĩ Nông ăn sâu vào tâm trí bọn này.

Không cho bọn hắn ruộng để giữ tầng lớp Nông Dân thì còn lâu bọn hắn mới bỏ hương xã ở Nghệ An đến Bố Chính chỉ để làm công tượng.

Cộng hết các yếu tố trên thì xây dựng và ngành công nghiệp phụ trợ xây dựng của Bố Chính đã khép kín với 10 ngàn công nhân có tay nghề bất kể lúc nào cũng có thể huy động.

Nhưng sự việc 7000 hộ dân từ Nghệ An chạy qua Bố Chính không phải chuyện đơn giản. Dương gia sẵn nóng mặt với Lý Từ Huy cho nên đã kiện lên Trấn Thủ Nghệ An Lý Đạo Thành.

Như đã nói trước kia Ngô Khảo Ký gửi thư nhờ Lý Đạo Thành giúp đỡ, cứ ngỡ ông ta trước đây cùng phe Thượng Dương Thái Hậu cho nên sẽ nể tình Lý Từ Huy . Nhưng nào ngờ Ngô Khảo Ký là hậu nhân Ngô Thị, mà người đuổi Lý Đạo Thành ra khỏi Thăng Long thì công lớn không kể đến Ỷ Lan Thái Hậu và Lý Thường Kiệt. Cho nên Lý Đạo Thành lão nhân gia giận lây qua Ngô Khảo Ký cho nên nào có giúp hắn. Cuối cùng sự việc thợ thủ công về đúc đồng, luyện sắt thì Ngô Khảo Ký vẫn phải nhờ đến Lý Thường Kiệt lão nhân gia. Điều này khiến Ngô Khảo Ký bị chậm chễ hơn hai tháng triển khai kế hoạch sản xuất ở Cao Quảng, xém chút để Ngô Khảo Ký vỡ nợ vì mấy trăm lượng của Lý Từ Huy không đủ gồng gánh lâu.

Lần này Lý Đạo Thành gửi tấu về Triều đình trách tội Ngô Khảo Ký- Lý Từ Huy vô vớ câu dẫn con dân Nghệ An về Bố Chính gây bất ổn và tổn thất cho Nghệ An.

Sự việc này bị Lý Thường Kiệt lão gia ép xuống, Lý Thường Kiệt lúc này lực khuynh triều dã, Ỷ Lan đang rất khăng khít và trọng vọng cụ Kiệt. Hai người một quân sự, một hành chính quản chặt đồng bằng Bắc Bộ. Ỷ Lan cũng thấy việc Lý Đạo Thành- Dương gia công kích Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy là tốt, sẽ không tốt đẹp gì khi Dương gia móc nối lại vơi Lý Từ Huy. Còn việc có bảy ngàn hộ chạy về Bố Chính thì chẳng có gì, vì nơi đó được quản bởi Ngô gia, đối tượng trung thành của Ỷ Lan.

Chỗ này cực mâu thuẫn, Ỷ Lan chỉ cần thấy Lý Từ Huy không có chút quyền lực nào ở Bố Chính là đủ còn lại nếu Ngô Khảo Ký và Dương gia đấu tranh thì bà ta sẽ ủng hộ Ngô Khảo Ký. Dó là vì mối thù với Thượng Dương và Dương gia vẫn còn sâu đậm mà Lý Đạo Thành cũng bị mà ta thù lây vì ủng hộ Thượng Dương Thái Hậu.

Sự việc này cứ thế mà ém xuống, nhưng cụ Lý Thường Kiệt lại gửi thư cho Ngô Khảo Ký – Phân gia.

Chỉ có phân gia cắt đứt với Ngô gia ở Thăng Long thì mới tạm thời nhảy ra khỏi việc đấu tranh chính trị rắc rối này. “Im lặng chờ thời” “âm thầm phát triển”. Phân gia rồi thì Nghệ An sẽ giảm bớt việc nhắm vào Bố Chính và Ngô Khảo Ký. Lý Đạo Thành cũng không có cớ gây phiền phức cho Bố Chính. Tất nhiên trong bóng tối thì Ngô gia vẫn sẽ hỗ trợ cho Ngô Khảo Ký , những gì Ngô Khảo Ký làm trong chín tháng qua vẫn có người âm thầm bí mật báo cho cụ Kiệt. Chính vì vậy cụ rất hài lòng với biểu hiện “ hoàn lương” của đứa cháu này.


Mây xanh đỉnh núi sát liền nhau
Nam Bắc phân chia cửa ải đầu
Sống chết bao người còn khiếp đảm
Đi về mấy kẻ được nhìn nhau
Ẩn tàng cọp rắn đường gai phủ
Lởn vởn quỷ thần nhiễm khí đau
Xương trắng đìu hiu phơi gió buốc
Hán quân tài cán có gì đâu?